Khi quyết định đầu tư một chiếc máy phiên dịch, bạn bị ngập trong một rừng các thiết bị phiên dịch mà không biết phải căn cứ vào đâu để đưa ra quyết định. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc tham khảo ý kiến với Tiến sỹ ngôn ngữ Nguyễn Ngọc Hùng – P Vụ trưởng vụ hợp tác quốc tế (Bộ Giáo dục và Đào Tạo). Bằng kinh nghiệm của một chuyên gia ngôn ngữ, đã từng tiếp cận rất sớm với thiết bị này ở Anh – Mỹ từ nhiều năm trước, tiến sỹ đưa ra lời khuyên cho người sử dụng khi lựa chọn máy phiên dịch dựa trên những tiêu chí sau
Tiêu chí thứ 1: Chất lượng dịch (Phần mềm và Data ngữ liệu)
Là một thiết bị chuyên ngành ngôn ngữ, chất lượng dịch luôn phải được ưu tiên hàng đầu. Bạn hãy tưởng tượng và so sánh giữa một học sinh – với một thầy cô giáo – hay một chuyên gia – hoặc một người bản địa nói ngoại ngữ có khác nhau hay không? Một thiết bị phiên dịch cũng vậy, đó là một cuộc chiến data và thị trường mà hãng sản xuất hướng tới để tối ưu ngôn ngữ của thị trường đó.
Đó cũng là lý do vì sao thiết bị phiên dịch không mới trên thế giới nhưng hầu như không dành cho thị trường Việt Nam. Người Việt cần một nhà đầu tư đầu tư tập trung riêng cho hệ ngôn ngữ tiếng Việt chuyển đổi với hàng chục triệu câu chuẩn sang các ngoại ngữ, đồng phải luôn được chăm sóc, tối ưu thường xuyên thì phiên bản dịch tiếng Việt mới có chất lượng dịch 2 chiều tiếng Việt – ngoại ngữ khác đáp ứng nhu cầu phiên dịch tốt.
Thứ 2: Chất lượng thiết bị (Phần cứng và Server)
Là thiết bị đầu cuối để hỗ trợ dịch thuật về tốc độ, khả năng thu – phát, kết nối… được tốt hơn.
Để lựa chọn thiết bị tốt bạn cần căn cứ vào các thông số kỹ thuật của sản phẩm như bo mạch, CPU, chipset, ram, míc, loa,… và các chế độ bảo hành.
Thứ 3: Dễ sử dụng
Là công cụ phục vụ giao tiếp, các thao tác phải rất nhanh và đơn giản, không bị đơ, bị lag, âm thanh trung thực, lớn… mới có thể đáp ứng được tốc độ giao tiếp trực tiếp. Một chiếc máy phiên dịch chuyên ngành sẽ tập trung hơn những thiết bị phối hợp khác. Hãy lựa chọn một chiếc máy phiên dịch có thao tác đơn giản nhất có thể.
Tiêu chí thứ 4: Dung lượng Pin
Nên lựa chọn những chiếc máy phiên dịch có dung lượng Pin lớn, thời gian sử dụng dài, tránh cho việc giao tiếp gián đoạn, đặc biệt trong các chuyến du lịch cần di chuyển dài, liên tục.
Tiêu chí thứ 5: Chế độ bảo hành
Đây là vấn đề hết sức quan trọng khi bạn lựa chọn mua một thiết bị phiên dịch cầm tay. Chọn một công ty uy tín không chỉ giúp bạn có một sản phẩm phiên dịch ưng ý mà còn là chế độ chăm sóc, bán hàng từ phía công ty giành cho Bạn.
Tiêu chí thứ 6: Sản phẩm thời trang
Là một công cụ hỗ trợ giao tiếp, yếu tố thời trang của thiết bị phiên dịch cũng là một điều bạn không thể coi nhẹ. khi sử dụng một chiếc máy phiên dịch có thiết kế đẹp, có thương hiệu chính là một cách để bạn thể hiện bản thân, và hơn nữa nó còn thể hiện sự coi trọng đối tác của bạn trong giao tiếp.
Thưa tiến sỹ, tại Việt Nam hiện có nhiều dòng máy phiên dịch không? Và, các dòng máy đó có đảm bảo 5 tiêu chí mà tiến sỹ đã tham vấn không?
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hùng:
Tôi được biết Ở Việt Nam hiện có nhiều dòng máy phiên dịch như:
- Máy phiên dịch I-Tek Pro Việt Nam
- Máy phiên dịch T8 – Trung Quốc
- Máy phiên dịch Travis – Hà Lan
- Máy phiên dịch Remax – Hồng Kông
- Máy phiên dịch ILI – Nhật Bản
Việc có đảm bảo tiêu chí không vì chưa thử hết cả 5 loại nên tôi chưa thể có câu trả lời cho câu hỏi này.
Theo tiến sỹ, người sử dụng nên lựa chọn máy phiên dịch nào?
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hùng: Trong 5 loại kể trên, tôi được được thử 03 dòng máy Remax (Hồng Kông), ILI (Nhật Bản) và đặc biệt là máy phiên dịch I-Tek Pro Việt Nam khi nhà sáng lập I-tek có đề xuất hợp tác tối ưu tiếng Anh – Việt với Khoa tiếng Anh của tôi.
Bằng những tiêu chí lựa chọn ở trên, tôi đương nhiên ưu tiên lựa chọn những chiếc máy có chất lượng phiên dịch tốt nhất, được địa phương hóa và máy phiên dịch I-Tek Pro Việt Nam khá phù hợp với tiêu chí đó. Tôi đã được thử máy phiên dịch I-Tek Pro và thấy rằng những ngôn ngữ phổ biến như: Anh – Đức – Pháp – Trung Quốc… I-Tek Pro làm rất tốt, dịch chuẩn có thể tới 98%, tốc độ nhanh. Tuy nhiên một số ngôn ngữ hiếm khác như: Tiếng Hindu, tiếng Thái Lan, tiếng Lào…. Theo tôi vẫn còn hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 88%.
Hiện máy phiên dịch có nhiều mức giá khác nhau, chênh lệch đến 9-10 lần, vì sao lại có sự chênh lệch như trên, thưa tiến sỹ?
Tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hùng: Tôi được biết để sản xuất ra một chiếc máy phiên dịch là vô cùng tốn kém. Cụ thể: Phần cứng (cần có nhà xưởng và dây truyền sản xuất chuyên nghiệp). Công nghệ AI: Cần một đội ngũ chuyên gia AI giỏi để có thể lập trình và huấn luyện AI. Engine (Big Data): Cần đầu tư một khối lượng khủng về tài liệu dạng văn bản và dạng âm thanh để truy cấp dữ liệu đầu vào cho AI. Các ứng dụng phần mềm khác được các nhà lập trình viết ra.
Vì vậy những thiết bị của Trung Quốc có giá hơn 1 triệu mà bạn giới thiệu, tôi thực sự không hiểu nó có đủ để sản xuất một phần cứng đủ tốt hay không? Chưa nói đến các tính năng, phần mềm hay dữ liệu dịch cho chuẩn để ứng dụng vào thực tế.
Trân trọng cảm ơn tiến sỹ Nguyễn Ngọc Hùng!
Nguồn trích từ Báo Pháp Luật và Doanh Nghiệp